NB – IoT, đại dương xanh cho các nhà mạng

IoT đối với các nhà mạng sẽ không chỉ là xây dựng một cơ sở hạ tầng mạng mới. IoT bao gồm nhiều thách thức như tăng số lượng thuê bao, chiếm giữ vị trí kiểm soát trong chuỗi giá trị, và tránh bị coi là nhà cung cấp hạ tầng đơn thuần - khó khăn mà các nhà mạng viễn thông đang phải đối mặt.

 

Sau thoại và dữ liệu, Mạng internet kết nối vạn vật (IoT) chính là cơ hội thứ 3 cho các nhà mạng. Với sự tăng trưởng chậm chạp của kết nối con người với con người và gần như bão hòa các dịch vụ truyền thống, IoT là một đại dương xanh mới cho các nhà mạng hoàn thiện và khai thác. IDC dự báo đến năm 2020, sẽ có khoảng 28,1 tỷ kết nối IoT trên toàn cầu tạo ra hơn 7 nghìn tỷ đô la Mỹ doanh thu. Đây sẽ là một sân chơi lớn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực IoT. Các nhà mạng có thể phát triển các dịch vụ IoT và chuyển giao cho các doanh nghiệp khai thác. Thực hiện theo chiến lược này ngay từ đầu sẽ giúp chiếm được vị trí thống trị.

Điều gì cần lưu ý?

Mạng hiện có của nhà mạng không phải được thiết kế cho các kịch bản IoT. Chúng chủ yếu thiếu vùng phủ và các thiết bị đầu cuối không đủ công suất để cung cấp các dịch vụ IoT.  Đây là một thiếu sót đáng kể cho các nhà mạng khi muốn mở rộng thị trường doanh nghiệp.

Ví dụ: khi đấu thầu 2 tỷ bảng dự án đồng hồ thông minh vào năm 2013,

Cục năng lượng và biến đổi khí hậu của chính phủ Anh đã loại bỏ một nhà thầu ở vòng hai vì giải pháp GPRS của họ không thể đáp ứng vùng phủ yêu cầu. Trong kịch bản của dự án đồng hồ thông minh, nhà mạng chiến thắng phải đảm bảo hơn 99% vùng phủ - một yêu cầu cực kỳ cao.

NB-IoT được thiết kế đặc biệt cho IoT. Vì thế, nó cung cấp vùng phủ sóng rộng và hỗ trợ số lượng kết nối cao, tiêu tốn ít điện năng ở thiết bị đầu cuối và chi phí thấp. NB-IoT là mạng di động đầu tiên có khả năng triển khai IoT quy mô lớn và được tối ưu hóa cho các ứng dụng phạm vi rộng công suất thấp LPWA như các ứng dụng đo thông minh, đèn chiếu sáng đường phố thông minh và hệ thống theo dõi trong ngành vận chuyển hàng hóa. Với các nhà mạng, nó được công nhận là con đường tốt nhất vào thị trường IoT.

Vì các tiêu chuẩn NB-IoT đã được thống nhất, ngành công nghiệp NB-IoT đã bước vào giai đoạn tăng trưởng đều đặn. Trước đây các nhà mạng chờ đợi và xem xét hoặc thực hiện thí điểm kỹ thuật thì nay đang triển khai thương mại quy mô lớn - tính đến tháng 12 năm 2017, 28 các nhà mạng ở 21 quốc gia đã ra mắt mạng NB-IoT thương mại, bao gồm mạng lưới quốc gia ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Bỉ, Cộng hòa Séc, Ireland và Hà Lan. Hiện nay đã có khoảng 500.000 trạm gốc NB-IoT hoạt động trên thế giới.  Điều này khẳng định hiện NB-IoT đang là mạng IoT lớn nhất trên thế giới.

Phát triển một cách nhanh chóng

Khi lựa chọn công nghệ mạng, khách hàng doanh nghiệp chủ yếu lo ngại về vùng phủ và chi phí. Cụ thể, các ứng dụng LPWA yêu cầu nghiêm ngặt về vùng phủ. Ví dụ, để đảm bảo các dịch vụ theo dõi tài sản, yêu cầu vùng phủ liên tục trên diện rộng. Ngoài ra, thay đổi đăng ký thiết bị IoT từ một nhà mạng tới một nhà mạng khác có thể cực kỳ khó khăn. Trong nhiều trường hợp sử dụng LPWA, bao gồm các tiện ích thông minh và thành phố thông minh, hầu hết khách hàng ký hợp đồng năm đến mười năm. Các nhà mạng biết rằng họ phải nhanh chóng đạt được phạm vi toàn quốc để nhanh chóng chiếm giữ thị trường mới này.

Vào tháng 6 năm 2017, China Telecom đã kích hoạt 310.000 trạm, trở thành nhà mạng đầu tiên triển khai mạng NB-IoT với phạm vi toàn quốc. Hãng này cũng đã phát hành biểu phí IoT đầu tiên của họ. Sự triển khai thành công của nhà mạng này thúc đẩy mạnh niềm tin của các khách hàng doanh nghiệp. Trong vòng dưới sáu tháng, China Telecom đã bảo đảm khoảng 10 triệu kết nối tới một máy chủ

của các công ty, bao gồm cả Shenzhen Water, Shenzhen Gas, Tianjin Jinran, Haier, và ofo, những công ty đã ký hợp đồng các dịch vụ IoT của nhà mạng này.

Đa kênh

Thị trường doanh nghiệp bao gồm nhiều các loại hình doanh nghiệp, có thể được chia thành ba lĩnh vực dựa trên mô hình kinh doanh: loại B2B, doanh nghiệp-chính phủ (B2G) và B2C. Thị trường B2B lại có thể được chia nhỏ hơn thành loại hình B2SB (doanh nghiệp nhỏ) và B2BB (doanh nghiệp lớn). Mỗi loại hình lại khác nhau về: kích thước, khả năng mở rộng thị trường và các cách mở rộng thị trường. Các nhà mạng nên tập trung vào mảng B2B vì dịch vụ B2B dễ dàng thực hiện và thu được kết quả nhanh chóng.

Ngạc nhiên với B2BB

Thị trường B2BB bao gồm những người chơi chính như các nhà sản xuất thiết bị gia dụng Haier và Midea và hai gã khổng lồ ofo và Mobike (hai công ty chia sẻ xe đạp lớn tại Trung Quốc).

Thị trường B2BB có những điều sau đây đặc điểm:

Chuỗi lợi nhuận ngắn và dễ dàng nhân rộng: doanh nghiệp thiết bị gia dụng, ví dụ, vừa là bên vận hành dịch vụ vừa là Nhà sản xuất. Các dịch vụ trong lĩnh vực này có thể được thực hiện mà không cần các bên thứ ba và dễ dàng nhân rộng trong nhiều nước khác nhau.

Doanh nghiệp thiết bị có quy mô toàn cầu và có khả năng mở rộng thị trường mạnh mẽ: Haier, ví dụ, xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và tạo ra hàng chục triệu đơn vị tiền tệ một năm. Các nhà mạng có thể tận dụng kênh bán hàng của công ty để nhanh chóng tăng số lượng kết nối.

Thị trường B2SB tương tự như thị trường B2BB ở chỗ nó có chuỗi lợi nhuận tương đối ngắn, liên quan đến hai bên là nhà sản xuất thiết bị và các nhà cung cấp dịch vụ và cho phép triển khai dịch vụ tương đối đơn giản. Tuy nhiên là các công ty nhỏ nên thường thiếu nguồn lực cho phát triển thị trường quốc tế. Kết quả là các nhà mạng có thể tận dụng các kênh bán hàng của riêng họ, bán lại các thiết bị và dịch vụ của những doanh nghiệp nhỏ này, ngày càng tăng giá trị của các kết nối của họ. Ví dụ, để theo dõi bò sữa, nhà sản xuất thiết bị có thể tham gia cùng với các nhà mạng, sử dụng mạng lưới quốc gia để triển khai dịch vụ giám sát NB-IoT toàn quốc. Sau đó, họ có thể chia sẻ doanh thu.

Thị trường B2G bị kiểm soát bởi các nguồn lực của chính phủ, dây chuyền ra quyết định dài và thường không giao cho các nhà mạng tư nhân. Tuy nhiên, các dự án B2G (như đèn chiếu sáng thành phố thông minh, bãi đậu xe thông minh, và đồng hồ thông minh) thường có quy mô rất lớn. Tuy nhiên với nhiều người chơi tham gia vào thị trường B2G, nhà mạng có ít ảnh hưởng trong chuỗi giá trị và quyền ra quyết định thuộc về khách hàng là các bộ ban ngành.

Các nhà mạng trong thị trường B2G có thể hợp tác với khách hàng bộ ban ngành và các nhà tích hợp trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để cho khách hàng này tham gia nhiều hơn vào làm rõ kỹ thuật để tăng sự tự tin của họ trong khả năng của mạng NB-IoT. Tuy nhiên, chu kỳ ra quyết định rất dài trong thị trường này, vì vậy các nhà khai thác cần chuẩn bị kịch bản cho một dự án dài hơi.

Trong thị trường B2C, các sản phẩm bán cho người tiêu dùng cá nhân bằng cách sử dụng mô hình bán lẻ. Vòng đeo tay theo dõi là một ví dụ về một sản phẩm B2C. Nhưng, với mảng này khó lòng đạt được doanh số lớn và doanh thu thu về chậm. Mặc dù vậy các nhà khai thác đã có kinh nghiệm sâu rộng trong thị trường B2C và có thể tận dụng các kênh bán hàng hiện có, đặc biệt là các gian hàng bán lẻ.

Bài học từ các doanh nghiệp internet

Trong kỷ nguyên Internet, các doanh nghiệp OTT (Ứng dụng OTT (OTT - viết tắt của cụm từ Over - the - top) thuật ngữ để chỉ các ứng dụng và các nội dung như âm thanh, video được cung cấp trên nền tảng Internet và không một nhà cung cấp hoặc bất kỳ cơ quan nào có thể can thiệp vào) đang tranh giành nhau để trở thành trung tâm lưu lượng bằng cách thu hút số lượng lớn người dùng với các sản phẩm freemium (là mô hình kinh doanh hoạt động dựa trên nguyên lý: miễn phí (free) các dịch vụ cơ bản để có được nhiều khách hàng thông qua hình thức truyền miệng hoặc tìm kiếm, sau đó thu phí các tính năng cao cấp (premium)) với mô hình lợi nhuận dựa trên người dùng. Ví dụ, mặc dù WeChat không thu được lợi nhuận từ 800 triệu người dùng trong 2016, Tencent (doanh nghiệp sở hữu Wechat) tạo ra gần như 152 tỷ NDT (23,4 tỷ USD) doanh thu chủ yếu từ game, ứng dụng thanh toán và các cửa hàng trực tuyến. Với một danh sách người dùng lớn, một công ty có thể liên tục tạo ra các mô hình lợi nhuận mới để kiếm tiền từ lưu lượng truy cập.

Trong kỷ nguyên IoT, các kết nối đã trở thành một mạng giao thông mới cung cấp nền tảng cho thương mại điện tử. Các nhà cung cấp IoT có thể xây dựng nhiều mô hình lợi nhuận xung quanh kết nối; ví dụ, máy lọc nước tự động yêu cầu bộ lọc mới khi bộ lọc cũ trở nên không hiệu quả, tủ lạnh báo cáo nội dung tới các nhãn hàng để từ đó họ có thể đưa ra các giảm giá hiển thị trên tủ lạnh, điều hòa không khí báo cáo dữ liệu động cơ để các nhà sản xuất có thể thực hiện bảo trì và cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng và ô tô báo cáo dữ liệu cho các công ty bảo hiểm để cung cấp chính sách định giá cá nhân hóa dựa trên hành vi lái xe của các cá nhân.

Với những nền tảng kinh doanh mới này, các nhà mạng sẽ cần phải đổi mới mô hình lợi nhuận thay vì tập trung vào giá của các kết nối. Họ cũng sẽ cần phải xây dựng các điểm kiểm soát bằng cách tận dụng nền tảng IoT và tránh bị giảm vai trò như một nhà cung cấp hạ tầng đơn thuần, xem người chơi OTT thu lợi nhuận phong phú từ thị trường doanh nghiệp.

Một quy tắc khác từ thời đại Internet là nguyên tắc của người chiến thắng-có-tất cả. Các hợp đồng dịch vụ kết nối IoT chủ yếu là dài hạn, khách hàng bị khóa vào nền tảng và hệ sinh thái của nhà vận hành, do đó, chuyển giao đăng ký tới các mạng khác rất khó. Do đó, các nhà khai thác cần nhanh chóng chuyển đổi và xây dựng mạng, hệ sinh thái và khả năng tổ chức NB-IoT.

Tái cấu trúc

Với băng thông rộng di động, khách hàng là những người tiêu dùng bình thường, do đó mô hình hầu hết các dịch vụ là B2C. Trong thời đại IoT, khách hàng sẽ đến từ các ngành dọc khác nhau, với các dịch vụ được cung cấp trong nhiều mô hình, bao gồm B2B, B2B2B và B2B2C. Các nhà mạng do đó sẽ cần phải mang thực hiện tái cấu trúc và xây dựng tổ chức khả năng hoạt động cho ngành công nghiệp cụ thể.

Một số nhà cung cấp dịch vụ tiên phong đã thực hiện chuyển đổi thành công cấu trúc của họ

AT & T đã thành lập một đội ngũ bán hàng doanh nghiệp bao gồm hàng trăm chuyên gia bán hàng, cho phép họ thâm nhập vào chuỗi nhiều ngành khác nhau. Họ cũng thành lập một đội giải pháp cấp cao để cung cấp dịch vụ giải pháp IoT cho thị trường B2B. Tại Hoa Kỳ, AT & T chiếm 43% thị phần IoT.

China Telecom đã thành lập trung tâm dịch vụ và bán hàng IoT cấp  nhóm và cấp tỉnh với đội bán hàng, hỗ trợ và dịch vụ tích hợp bao gồm các dịch vụ giai đoạn bắt đầu và kết thúc để nhanh chóng đáp ứng với nhu cầu của khách hàng. Vào tháng 8 năm 2017, China Telecom báo cáo rằng họ đã thực hiện gần 28 triệu kết nối IoT ở Trung Quốc, tất nhiên tăng gấp đôi số liệu cuối năm 2016. Giám đốc điều hành của China Telecom, Yang Xiaowei, dự đoán vào năm 2018, số người đăng ký IoT của họ sẽ vượt quá 100 triệu.

Chuyển đổi cơ cấu tổ chức và khả năng của doanh nghiệp là một quá trình lâu dài. Các nhà mạng có thể khai thác NB-IoT như là một điểm khởi đầu mà theo đó tối ưu hóa cấu trúc tổ chức của họ. Họ có thể dần dần tích lũy khả năng của doanh nghiệp cho các giải pháp tích hợp, hệ sinh thái, mở rộng dịch vụ trong thị trường doanh nghiệp khi họ triển khai dịch vụ IoT.

IoT đại diện cho một cơ hội lịch sử. Các công ty OTT đã nhận thức sâu sắc về các cơ hội kinh doanh to lớn, cụ thể những người khổng lồ Internet như Amazon, IBM, Alibaba và JD.com đã triển khai IoT dịch vụ trên nền tảng đám mây. Về lĩnh vực viễn thông, các nhà mạng đang đếm từng giây. NB-IoT là điểm bắt đầu tốt nhất để chuyển đổi từ kết nối con người sang kết nối vạn vật. Các nhà khai thác cần tận dụng NB-IoT để họ có thể bắt đầu phát triển dịch vụ IoT thương mại, triển khai mạng lưới toàn quốc, thu hút khách hàng mới, ra mắt mô hình lợi nhuận mới, tái cấu trúc tổ chức và nhanh chóng chuyển đổi từ người vận chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ thông tin. Làm như vậy họ chắc chắn sẽ là một bàn tay vững chắc trong thế giới siêu kết nối của tương lai.

Nguồn tham khảo: http://www-file.huawei.com/-/media/CORPORATE/PDF/publications/communicate/84/08-en.pdf?source=corp_comm

 

Có thể bạn quan tâm

⭐️CẬP NHẬT CÔNG NGHỆ MỚI - VƯƠN TỚI THÀNH CÔNG  ⭐️
Chi tiết

⭐️CẬP NHẬT CÔNG NGHỆ MỚI - VƯƠN TỚI THÀNH CÔNG ⭐️

Sáng ngày 1/3/2024, các kỹ sư nhà VVT đã có buổi đào tạo vận hành hệ thống giao thông thông minh ITS cho dự án đường cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên.
GẶP GỠ CBC - ĐỐI TÁC ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC TẠI VVT
Chi tiết

GẶP GỠ CBC - ĐỐI TÁC ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC TẠI VVT

Nhân dịp Trung Thu vừa qua, đối tác CBC (Changzhou Bayi Cable Co.,Ltd) - chuyên các sản phẩm về cáp nguồn, dây dẫn điện đến từ Trung Quốc đã thăm và ...
GẶP GỠ ĐỐI TÁC BEIJING DYNAMIC POWER
Chi tiết

GẶP GỠ ĐỐI TÁC BEIJING DYNAMIC POWER

Sáng ngày 17/07/2023, đối tác DPC (Beijing Dynamic Power Co, Ltd) đã có chuyến ghé thăm văn phòng Viet Vuong Telecom.
✈️THEO CHÂN NHÀ VVT THAM DỰ TRIỂN LÃM VIỄN THÔNG LỚN NHẤT CHÂU Á✈️
Chi tiết

✈️THEO CHÂN NHÀ VVT THAM DỰ TRIỂN LÃM VIỄN THÔNG LỚN NHẤT CHÂU Á✈️

Từ ngày 7-9/6/2023, đoàn công tác của VVT đã đến Singapore để tham dự triển lãm viễn thông lớn nhất Châu Á - CommunicAsia 2023.